Hiển thị 85–96 của 131 kết quả

Show sidebar
Close

Cây phong lộc hoa

  • Tên thường gọi: Hoa phong lộc hoa
  • Tên khoa học: Bromeliad
Cây phong lộc hoa là dòng cây cảnh thân bụi có màu hoa đỏ, vàng mang biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng nên rất được yêu chuộng tại Huế thời gian vừa qua. Cây phong lộc hoa có lá dài khoảng 30cm-40, thân cây chính là hình thành từ mang lá, lá dày và nhẵn, mọc theo từng lớp xếp từ gốc đến ngọn. Lá cây phong lộc hoa xanh quanh năm, thay từng lá nên luôn tạo được vẻ đẹp ma mị của loài cây này. Hoa phong lộc hoa có màu đỏ gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau từ chính giữa thân cây, đây chính là điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của loài cây này.
Close

Cây son môi

  • Tên thường gọi: Kim Ngư, cây Môi Son, lan Môi Son, lan Son Môi, cây Hoa Son Môi
  • Tên khoa học: Aeschynanthus lobbiana
Cây son môi là một loại cây dây leo nhiệt đới, mọc rủ xuống, chiều dài khoảng 20-80cm, sống lâu năm. Thân của cây son môi mềm mại, giòn, dễ gãy, mọc đối xứng, có màu xanh. Lá của cây son môi có hình dạng đa dạng, có thể là hình trứng, hình tim, hình mũi mác,... mọc đối xứng với nhau, có màu xanh đậm, bóng, mọng nước. Hoa của cây son môi có hình ống, cuống hoa màu sẫm, thùy dưới dài hơn thùy trên, thường có màu đỏ tươi, nhưng cũng có thể có màu vàng, cam,... Hoa mọc ở đầu ngọn và nách lá, cây lại nhiều cành nhánh nên son môi rất sai hoa son. Hoa son môi có mùi thơm nồng nàn, thường nở vào mùa hè.
Close

Cây sứ đại

  • Tên thường gọi: Cây sứ đại, cây sứ cùi, cây sứ lá tù, cây sứ Ấn Độ.
  • Tên khoa học: Plumeria obtusa
Cây hoa sứ có chiều cao trung bình, thân hình mập, thân khẳng khiu. Phần cành nhành cây thường dài và cong từ thân gốc, nhìn rậm rạp. Vỏ cây xù xì màu trắng xám thay vì là màu nâu đặc trưng của các loài cây thân gỗ khác. Lá sứ có màu xanh bóng mượt, nhẵn, thuôn dài, lá có hình dạng lớn, rộng ở giữa và hẹp dần về phần cuốn. Phần đầu lá hơi tù, lá thường xếp hình tròn vòng quanh ngọn cành. Khi lá rụng sẽ để lại vết sẹo lớn. Hoa của sứ to, cánh dày bà có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng và nở chủ yếu vào mùa hè và mùa thu. Người ta thường dựa vào màu sắc của hoa mà phân ra thành nhiều loại khác nhau: Hoa màu hồng, gốc màu hồng vàng: Plumeria rubra f.rubra Hoa màu vàng đôi khi lẫn với màu hồng: Plumeria rubra f.lutea (R. et.P) Woods Hoa màu trắng, gốc họng màu vàng, có đôi khi lẫn với màu hồng: Plumeria rubra f.acutifolia (Ait.)Woods. Hoa màu trắng, viền mép cánh màu hồng, gốc họng màu vàng: Plumeria rubra f.tricolor (R. et P.) Woods.
Close

Cây thần tài nước – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây thần tài nước

Cây thần tài nước là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành, thường được trưng bày ở bàn thờ ông địa, bàn làm việc, quầy lễ tân. Cây thần tài nước nhỏ nhắn xinh xắn và mang lại cho chúng ta một cảm giác yên bình khi nhìn ngắm mỗi ngày. Cây thần tài là loại cây cảnh được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây có nguồn gốc từ Zambia, Tanzania, Tây Phi và hiện nay đã phổ biến khắp trên thế giới. Tại Việt Nam, cây thần tài có tới 20 loại, thuộc họ Phất Dụ. Cây thần tài có thân thẳng, tròn, cao từ 1-1,5m, thường mọc thành bụi, có đường kính thân từ 1-2cm. Thân cây có màu xanh lục, bên trong rỗng ruột. Lá cây có hình giáo, dài khoảng 10-20cm, đầu lá thuôn nhọn uốn ra bên ngoài. Gốc lá kéo dài thành bẹ mỏng ôm thân và có màu xanh bóng. Cây thần tài là loại cây ưa sáng, nhưng cũng có thể chịu bóng bán phần. Cây có thể trồng trong đất hoặc trong môi trường thủy sinh.
Close

Cây thiên môn đông

  • Tên thường gọi: Thiên môn đông, dây tóc tiên
  • Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.,
Cây thiên môn đông là dòng cây cảnh trồng chậu treo, dạng rũ, có lá xanh mướt và rũ xuống đẹp mắt nên thường được sử dụng trồng trang trí sân vườn, treo trước quán café, nhà hàng rất đẹp mắt. Thiên môn đông là loài cây bụi leo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 1,2 - 1,5m, có thể cao hơn. Rễ củ hình thoi, có cuống dài, mọc thành chùm. Cành cây nhiều, hình trụ, mọc xoắn vào nhau thành bụi dày, nhẵn và có gai cong. Các cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi, hình lưỡi liềm, có đầu nhọn. Lá tiêu giảm thành những vảy nhỏ. Hoa màu trắng, mọc thành cụm ở kẽ diệp chi, gồm 1-2 hoa. Quả mọng, hình cầu, có hạt màu đen.
Close

Cây thường xuân

  • Tên thường gọi: cây thường xuân, dây leo thường xuân
  • Tên khoa học: Hedera Helix
Cây thường xuân là loại cây dây leo thân mềm, có thể leo cao đến 20-30m. Thân cây thường xuân có nhiều đốt, mỗi đốt có thể mọc ra rễ phụ và lá mới. Lá cây thường xuân có hình tim, có màu xanh lục hoặc xanh vàng, trắng xen kẽ xanh, có nhiều thùy. Lá cây thường xuân thường mọc đối xứng nhau trên thân cây.
Close

Cây tía tô cảnh

  • Tên thường gọi: Cây tía tô cảnh, cây tía tô cảnh
  • Tên khoa học: Solenostemon scutellarioides
Cây tía tô cảnh là loài cây thân thảo, có thể trồng và sống quanh năm. Cây gồm nhiều cành, mọc tạo thành bụi thấp, chiều cao khi trưởng thành khoảng 30-50 cm. Cây tía tô có nhiều màu sắc phối hợp rất rực rỡ nhất là đỏ tím, mép lá có viền màu vàng, màu xanh tươi hoặc random các màu hài hòa. Hoa tía tô cảnh thường màu trắng mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa nhỏ li ti , lá bắc màu tía, rụng sớm. Cuống hoa ngắn. Lá tía tô cảnh có hình trứng ngược, mọc đối xứng, màu sắc khác nhau thay đổi tùy vào từng giống lá, chẳng hạn như màu đỏ tím, vàng, xanh… Mép của lá có răng cưa. Cuống lá dài, mảnh, màu đậm như lá. Cây tía tô tây dễ trồng, dễ phát triển dù thời tiết có khắc nghiệt như thế nào.
Close

Cây trà my tứ quý

  • Tên thường gọi: cây trà my tứ quý
  • Tên khoa học: Camellia Japonica
Cây trà tứ quý, còn có tên gọi khác là cây trà my tứ quý, là một loài cây thân gỗ, mọc thành bụi cao khoảng 1 – 2 mét. Lá trà tứ quý là lá đơn, xếp so le, có màu xanh đậm, mép lá có các khía. Hoa trà tứ quý có màu đỏ, hồng, mọc đầu cành, bông to, cánh dày, rất bắt mắt và ấn tượng.
Close

Cây trắc bách diệp

  • Tên thường gọi: cây trắc bách diệp, trắc bá diệp, bá tử nhân
  • Tên khoa học: Platycladus orientalis
Trắc Bách Diệp là cây thân gỗ có chiều cao từ 40cm đến 70cm nếu trồng ra vườn có thể lớn thành cây bụi cao hơn 5m. Lá nhỏ mọc theo cành ép vào nhau có màu xanh non. Trắc Bách Diệp là dòng ưa sáng toàn phần chịu được hạn nhưng là khi cây đã lớn. Thiếu sáng cây sẽ sinh nấm và thối lá. Cây có thể nhân giống bằng cách dâm cành hoặc gieo hạt. Hạt của cây thường được thu hoạch vào mùa đông để nhân giống.
Close

Cây trạng nguyên – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây trạng nguyên

  • Tên thường gọi: Hoa trạng nguyên
  • Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima
Cây trạng nguyên là dòng cây cảnh thân bụi lâu năm hóa gỗ, cây trạng nguyên có thể sống lâu năm. Trong điều kiện tự nhiên, cây trạng nguyên có thể cao đến 4 mét, trong chậu thì cây trạng nguyên bị hạn chế chiều cao khoảng 1m – 2,5m. Lá cây trạng nguyên là bộ phận đặc biệt nhất, đẹp nhất của cây, lá non thường mọc phía đầu ngọn và có màu đỏ hoặc vàng, khi già thì lá chuyển thành màu xanh, chính điều này đã khiến chúng ta nhầm tưởng đây là bộ phận hoa của cây. Lá trạng nguyên có viền răng cưa, dài khoảng 12cm-18cm. Bộ rễ cây trạng nguyên thuộc loại rễ cọc nhưng ăn nông vào đất.
Close

Cây trầu bà – Đặc điểm, giá bán, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà

  • Tên thường gọi: cây trầu bà treo, cây vạn niên thanh, cây hoàng tâm diệp
  • Tên khoa học: Epipremnum aureum
Trầu bà treo: loài cây dây leo dễ trồng và có nhiều công dụng Trầu bà treo, hay còn gọi là vạn niên thanh leo, hoàng kim, thạch cam tử, hoàng tam điệp, là một loài cây dây leo thân thảo thuộc họ Ráy. Cây có nguồn gốc từ Indonesia, hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây trầu bà treo có thân tròn to, nhiều rễ, mọc thành giàn leo lên cao hoặc buông thõng từ trên chậu treo xuống. Lá trầu bà gần giống hình trái tim, thon dài ở phần đuôi, dài khoảng 10-20 cm, rộng khoảng 5-10 cm. Lá đơn, màu xanh bóng, có các vạch màu trắng hoặc màu vàng. Rễ cây là rễ sinh khí, rễ cây bò dài hoặc buông thõng trên các chậu treo. Đặc điểm sinh trưởng Cây trầu bà treo có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu bóng bán phần. Muốn loại cây này phát triển tốt, bạn cần phải cung cấp đủ nước cho cây. Trầu bà treo có thể trồng trong nước, làm cây thủy sinh.
Close

Cây trầu bà đế vương – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương

  • Tên thường gọi: Trầu bà đế vương
  • Tên khoa học: Philodendron Imperial
Cây trầu bà đế vương là một loại hoa kiểng với nhiều hoa đẹp mắt, bên cạnh đó, hoa hồng còn là biểu tượng của tình yêu bất diệt, phù hợp với nhu cầu trồng trang trí sân vườn, tặng quà nhân những ngày lễ, khai trương, sinh nhật hay những cặp lứa đôi yêu nhau. Cây trầu bà đế vương mọc theo bụi và sống lâu năm.