Hiển thị tất cả 10 kết quả

Show sidebar
Close

Cây hoa cẩm chướng

  • Tên thường gọi: Hoa cẩm chướng
  • Tên khoa học: Dianthus caryophyllus. L
Cây hoa cẩm chướng là dòng hoa cảnh, có thân thảo, chiều cao khoảng 50cm – 60cm, cây mọc rất sai hoa và đa dạng về màu sắc, phù hợp trang trí nhà cửa, sân vườn, trang trí café, nhà hàng, khách sạn và đang rất được yêu chuộng tại Huế hiện nay. Cái tên khoa học Dianthus của hoa Cẩm Chướng còn mang ý nghĩa đặc biệt, được lấy trong từ “dios” có nghĩa là “thần thánh” (chỉ thần Zeus) và từ “anthos” có nghĩa là “hoa”. Vì vậy, loài hoa này còn có một cái tên mang ý nghĩa tượng trưng cao quý là “Hoa của chúa”. Thân: Cây hoa cẩm chướng là một cây thân thảo cao khoảng 50 – 60 cm có khi đến 80 cm. Thân cây phân nhiều đốt và dễ bị gãy nơi các đốt. Thân của cây hoa cẩm chướng có màu xanh nhạt và được bao phủ bởi một lớp phấn trắng giúp chống thoát hơi nước và hạn chế các loài sâu hại thân. Lá: Các lá cẩm chướng có màu xanh lục xám đến màu xanh lục lam; thanh mảnh, dài tới 15 cm. Lá cây hoa cẩm chướng mọc đối, phiếm lá dày có hình mũi mác và mép lá trơn. Cũng giống như thân cây, lá cây hoa cẩm chướng phủ một lớp phấn trắng mỏng, mịn giúp giảm sự thoát hơi nước. Hoa: Những bông hoa cẩm chướng mọc đơn lẻ hoặc có thể lên đến 5 bông hoa mọc cùng nhau trên một cụm. Hoa cẩm chướng có đường kính 3 – 5 cm, hương thơm ngọt ngào, màu sắc hoa tự nhiên ban đầu là màu hơi hồng tím tươi sáng. Những màu khác của hoa cẩm chướng đã được phát triển bao gồm đỏ, trắng, vàng và xanh lá cây, cũng có thể có nhiều màu trên một hoa. Cây cẩm chướng có 2 dạng hoa là hoa cẩm chướng đơn và hoa cẩm chướng kép.
Close

Cây hoa dạ yến thảo – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa dạ yến thảo

  • Tên thường gọi: Hoa dạ yến thảo
  • Tên khoa học: Petunia hybrida Vilmor
Cây hoa dạ yến thảo là dòng hoa kiểng thân thảo, chiều cao khoảng 30cm-40cm, hoa rất nhiều và đa dạng màu sắc. Cây dạ yến thảo là dòng hoa kiểng quen thuộc thường được chưng trước sân vườn, trước hiên nhà, treo trước quán café, nhà hàng để trang trí làm sáng lên cả không gian rất đẹp mắt. Thân cây dạ yến thảo có màu xanh lục nhạt, mềm và có nhiều nhánh. Thân cây có thể cao từ 20cm-40 cm. Lá cây dạ yến thảo có hình bầu dục, màu xanh lục nhạt và có lông mịn. Lá cây có kích thước từ 2 đến 5 cm. Những bông hoa dạ yến thảo mọc đơn lẻ hoặc có thể lên đến 3 bông hoa mọc cùng nhau trên một cụm. Hoa dạ yến thảo có đường kính 5cm-7cm, đa dạng màu sắc. Những màu khác của hoa dạ yến thảo phổ biến hiện nay bao gồm đỏ, trắng, vàng và xanh lá cây, cũng có thể có nhiều màu trên một hoa. Cây dạ yến thảo có 2 dạng hoa là hoa dạ yến thảo đơn và hoa dạ yến thảo kép. Trong đó, dạ yến thảo kép thì có màu sắc độc đáo và có dạng hoa đẹp hơn nên có giá thành nhỉnh hơn so với dạ yến thảo đơn.
Close

Cây hoa hồng siêu nụ

Cây hoa hồng siêu nụ Huế Cây hoa hồng siêu nụ là một loại hoa kiểng với nhiều hoa đẹp
Close

Cây hoa thu hải đường – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc hoa thu hải đường

  • Tên thường gọi: Hoa thu hải đường, hoa phú quý mãn đường
  • Tên khoa học: Begonia

Đặc điểm hình thái

  • Thân cây: Cây thu hải đường có thân thảo nhỏ, cao từ 20-50cm. Thân cây có màu đỏ tía, mọng nước.
  • Lá cây: Lá cây thu hải đường có màu sắc khá độc đáo. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới có màu huyết dụ. Hình dáng lá gần giống với hình tim, nhọn về phía đỉnh và có răng cưa màu sáng chạy quanh mép lá.
  • Hoa cây: Cây thu hải đường có hoa dạng cánh đơn hoặc cánh kép, mang nhiều màu rực rỡ nhưng chủ yếu là gam màu như màu đỏ tươi, màu hồng, vàng hoặc màu trắng. Cánh hoa thu hải đường mỏng manh nhưng rất mềm mại, mịn màng đem đến vẻ đẹp vừa rực rỡ lại vừa tinh khiết, dịu dàng.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây thu hải đường có thể nở hoa quanh năm nhưng mùa xuân, cụ thể là dịp Tết mới cho hoa nhiều nhất, lâu nhất. Cây thu hải đường là loài cây ưa sáng, nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Cây cần được tưới nước thường xuyên, nhưng không nên tưới quá nhiều sẽ khiến cây bị úng rễ. Cây thu hải đường có thể trồng được trong đất thịt, đất phù sa, đất cát pha.

Một số loại cây thu hải đường phổ biến

  • Thu hải đường cánh đơn: Hoa thu hải đường cánh đơn có cánh hoa đơn giản, không có nhiều lớp cánh.
  • Thu hải đường cánh kép: Hoa thu hải đường cánh kép có cánh hoa xếp chồng lên nhau, tạo thành nhiều lớp cánh.
  • Thu hải đường cánh sen: Hoa thu hải đường cánh sen có cánh hoa giống như cánh sen, xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp cánh.
  • Thu hải đường cánh quạt: Hoa thu hải đường cánh quạt có cánh hoa giống như cánh quạt, xếp chồng lên nhau tạo thành hình quạt.
  • Thu hải đường cánh loa: Hoa thu hải đường cánh loa có cánh hoa giống như cánh loa, xếp chồng lên nhau tạo thành hình loa.
Close

Cây hoa thược dược lùn – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc hoa thược dược lùn

  • Tên thường gọi: Hoa thược dược lùn
  • Tên khoa học: Dahlia pinnata
Thược dược lùn có tên khoa học là Dahlia pinnata, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tên gọi thược dược lùn được bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, có nghĩa là “hoa cỏ dại”. Theo ghi chép lịch sử, thược dược được lùn phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Sau đó, loài hoa này được du nhập sang châu Âu và được nhân giống rộng rãi. Đặc điểm Thược dược lùn là loại hoa thân thảo, sống lâu năm. Chiều cao của cây có thể dao động từ 20cm – 40cm, tùy thuộc vào giống cây. Thân cây thẳng đứng, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối xứng nhau, có phiến lá hình trứng, màu xanh lục. Hoa thược dược lùn có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu tím, đỏ, trắng, vàng, cam. Các cánh hoa xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp, có hai dạng là hoa đơn và hoa kép.
Close

Cây hồng môn – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng môn

  • Tên thường gọi: Hoa hồng môn, hoa môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ
  • Tên khoa học: Anthurium andraeanum
Hoa hồng môn là một trong những loại hoa kiểng phổ biến nhất hiện nay. Hoa hồng môn thường được sử dụng décor nhà cửa, sân vườn, trang trí để bàn. Hoa hồng môn là loại cây thân bụi, sống lâu năm, chiều cao cây khi trưởng thành từ 40cm-70cm. Lá cây lớn, dạng bầu dục, đầu thuôn nhọn còn phần gốc hình tim. Lá mọc tập trung ở trên mặt đất. Cuống lá dài rủ xuống. Lá có màu xanh bóng, gân chân vịt màu xanh nhạt nổi bật lên trên. Hoa hồng môn mọc thành cụm dạng mo trên một cuống chung dài và cong. Mo màu đỏ tươi hoặc hồng, vàng trong đó hoa hồng môn màu đỏ là loại phổ biến nhất hiện nay, mo hồng môn có hình bầu dục đầu nhọn, gốc tim, nổi rõ gân xanh. Cụm hoa cong màu vàng nhạt. Quả hồng môn thuộc dòng quả mọng nước.
Close

Cây lan hoàng dương

  • Tên thường gọi: cây lan hoàng dương
  • Tên khoa học: Petraeovitex bambusetorum
Cây lan hoàng dương là dòng cây cảnh thân leo, có thể trồng trong chậu, cây có hoa vàng, mọc thành chùm tạo nên vẻ đẹp cực kỳ cuốn hút. Thân cây lan hoàng dương thuộc loại thân leo, chúng ta thường cho cây leo trên dàn trước cổng nhà, trước cửa nhà, tạo nên một màn rèm bao phủ cực kỳ đẹp mắt. Lá lan hoàng dương dài, to, có hình dạng hơi bầu, màu xanh lá đậm khi trưởng thành. Cây lan hoàng dương sống lâu năm, ưa ánh nắng toàn phần và dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn khi loại cây này ra hoa.
Close

Cây trạng nguyên – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây trạng nguyên

  • Tên thường gọi: Hoa trạng nguyên
  • Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima
Cây trạng nguyên là dòng cây cảnh thân bụi lâu năm hóa gỗ, cây trạng nguyên có thể sống lâu năm. Trong điều kiện tự nhiên, cây trạng nguyên có thể cao đến 4 mét, trong chậu thì cây trạng nguyên bị hạn chế chiều cao khoảng 1m – 2,5m. Lá cây trạng nguyên là bộ phận đặc biệt nhất, đẹp nhất của cây, lá non thường mọc phía đầu ngọn và có màu đỏ hoặc vàng, khi già thì lá chuyển thành màu xanh, chính điều này đã khiến chúng ta nhầm tưởng đây là bộ phận hoa của cây. Lá trạng nguyên có viền răng cưa, dài khoảng 12cm-18cm. Bộ rễ cây trạng nguyên thuộc loại rễ cọc nhưng ăn nông vào đất.
Close

Hoa cẩm tú cầu

  • Tên thường gọi: Hoa cẩm tú cầu
  • Tên khoa học: Hydrangea
Hoa cẩm tú cầu được biết đến như là biểu tượng, nữ hoàng trong các loại hoa, bởi màu sắc đa dạng, những cánh hoa nhỏ ghép lại tạo thành chùm hoa thu hút mọi ánh nhìn của bạn bè, du khách đến thăm vườn. Cây hoa cẩm tú cầu là dòng cây cảnh thân bụi, sống lâu năm, nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Tuy nhiên, cẩm tú cầu ngày nay đã được thuần hóa và có thể trồng phát triển tốt ở khu vực miền Trung, trong đó có thành phố Huế xinh đẹp của chúng ta. Cây hoa cẩm tú có nhiều màu sắc, trong đó có thể kể đến các màu quen thuộc như màu hồng, trắng, xanh coban, tím… Mặc dù màu sắc xinh đẹp nhưng cây cẩm tú cầu lại là loài cây có hoa, bạn không nên để trẻ nhỏ vặt lá, đụng tới loài hoa này.
Close

Hoa cúc tứ quý

  • Tên thường gọi: Hoa cúc tứ quý
  • Tên khoa học: Chrysanthemum
Cây cúc tứ quý là dòng cây thân thảo, hoa có nhiều màu sắc, nở sai hoa, những cánh hoa nhỏ nhắn xinh xắn dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn nên rất được yêu chuộng tại Huế gần đây, đặc biệt là trong các dịp lễ tết, cúc tứ quý rất được săn đón để trồng trang trí cảnh quan sân vườn, để bàn rất xinh xắn. Cây cúc tứ quý có chiều cao khoảng 40cm – 50cm, lá đơn, chia thùy, mọc so le nhau, là màu xanh nhạt hoặc đậm tùy vào giống cây Hoa cúc tứ quý có nhiều màu, hoa mọc trên ngọn hoặc nách lá, hoa tròn, cánh nhiều lớp, đường kính khoảng 3-6cm