Hiển thị tất cả 9 kết quả

Show sidebar
Close

Cây bưởi da xanh

  • Tên thường gọi: cây bưởi da xanh
  • Tên khoa học: Citrus maxima
Cây bưởi da xanh là dòng cây cảnh ăn quả, thân gỗ, chiều cao cây trưởng thành lên đến 4-6 mét. Cây bưởi da xanh phân nhiều cành từ tầng thấp. Lá bưởi da xanh dài, to, có hình dạng hơi bầu, màu xanh lá đậm khi trưởng thành. Hoa bưởi da xanh mọc thành chùm và tạo quả có dạng hình tròn, quả bưởi da xanh có vị ngọt và thanh, đây chính là bộ phận có giá trị cả về kinh tế cũng như tính thẩm mỹ cao nhất của cây bưởi da xanh. Quả bưởi da xanh khi chín có thể nặng đến 2kg/1 quả. Bên trong quả thì được cấu tạo từ những tép bưởi có màu hơi hồng nhạt đẹp mắt, vỏ quả bưởi da xanh mỏng và có thể sử dụng ngón tay hoặc dao để lột vỏ. Giá bán và địa chỉ bán cây bưởi da xanh tại Huế Vườn cây cảnh Huế là đơn vị uy tín chuyên bán sỉ và lẻ cây bưởi da xanh đa dạng kích cỡ. Từ cây bưởi da xanh giống cho đến cây bưởi da xanh trưởng thành. Giá bán của cây bưởi da xanh Huế phụ thuộc vào chiều cao, đường kính, dáng cây. Để tham khảo giá bán cây bưởi da xanh nhanh nhất, bạn có thể gọi hotline: 0888.600.808 để tư vấn.
Close

Cây cau tam giác

  • Tên thường gọi: Cây cau tam giác, cây dừa tam giác
  • Tên khoa học: Dypsis decaryi
Cây thuộc họ cau, cây trưởng thành có chiều cao lên đến 10 mét. Cau tam giác có thân mọc thẳng đứng vuông góc. Lá cây xoè rộng, nhiều lá xếp tầng rũ; có dạng hình rẻ quạt. Lá mọc từ ngọn. Các bẹ lá mọc lõm góc khoảng 60 độ rất đẹp mắt. Lá rụng sẽ tạo vết lõm trên ngọn; tên gọi cau tam giác cũng xuất phát từ chính hình dáng rẽ góc của bẹ lá cây này. Bộ rễ thuộc rễ chùm, giúp cau tam giác bám đất vô cùng tốt. Hoa và quả mọc thành chùm; màu xanh khi còn non và sẽ ngả nâu xám khi đã chín.
Close

Cây chuối mỏ két

  • Tên thường gọi: chuối mỏ két, hoa thiên điểu
  • Tên khoa học: Anthurium andraeanum
Cây chuối mỏ két là loại cây cảnh sân vườn thường được sử dụng trồng viền ở các công trình, trước sân nhà, cây có màu hoa vàng, đỏ, sức sống mãnh liệt nên rất được yêu chuộng trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Cây chuối mỏ két là thuộc dòng thân bụi, chiều cao trồng chậu khoảng 1mét – 1,5 mét. Cây chuối mỏ két có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức đề kháng mạnh trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt vẫn có thể phát triển tốt. Hoc chuối mỏ két có màu vàng, đỏ, có hình tựa như mỏ két, đây cũng là lý do loại cây này có tên gọi là hoa chuối mỏ két.
Close

Cây chuông vàng

  • Tên thường gọi: Cây chuông vàng, cây hoàng yến.
  • Tên khoa học: Tabebuia aurea
Cây chuông vàng có kích thước nhỏ, cao từ 5 – 10m, có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh trong môi trường khí hậu bình thường, tuy nhiên dễ bị chết nếu như ngập úng. Cây có hoa màu vàng tươi, hình chiếc chuông, rũ xuống mỗi dịp hè về, thân cây thẳng đứng có màu xám trắng có những sọc lằn trên thân. Lá cây có hình kép chân vịt và mọc thành từng chùm, phiến lá mỏng, đầy lá dài khoảng 5 – 8cm, đầu lá dạng bầu. Cây chuông vàng có quả dạng nang thon, có màu xanh, có chiều dài từ 10cm, và người ta thường dùng hạt cây để có thể nhân giống. Vì thế mà cây chuông vàng vừa được xem là cây công trình vừa là loại cây cảnh đẹp bạn có thể trồng ở nhà mình. Vào mỗi độ cuối thu, lá cây sẽ rụng hết thay vào đó là lớp hoa vàng rực cả một khoảng trời, ấm áp vô cùng và đến mùa xuân cây lại thay cho mình bộ áo màu xanh tươi mới.
Close

Cây huyết dụ

  • Tên thường gọi: cây huyết dụ lá đỏ, cây Phất dụ, cây Thiết dụ, cây Long huyết
  • Tên khoa học: cordyline terminalis kunth
Huyết Dụ là cây thân gỗ mọc theo bụi thường xanh, dáng thân và tán lá rất đẹp thu hút người nhìn. Thân Huyết Dụ sần sùi nhiều đốt như các thân cây thuộc họ cau dừa. Chúng không phân cành và nhánh nhỏ và có chiều cao tối đa có khi chỉ tầm 3m. Lá cây mọc dải từ gốc nhưng tập trung nhiều ở phần ngọn. Lá dài từ 20-50cm. đầu lá thuôn nhọn, mép lá nguyên lượn sóng. Màu sắc của lá được pha trộn nhiều màu như màu xanh hơi tía, màu đỏ tía, hồng tím… Cuống lá dài. Khi già cuống lá rụng để lại sẹo như phân đốt trên thân cây. Đây là một trong những đặc điểm tạo nên vẻ đẹp của cây. Hoa Huyết Dụ nhỏ, mọc thành chùm với nhiều nhánh. Mỗi nhánh hoa lại có rất nhiều bông hoa nhỏ vì vây chùm hoa Huyết Dụ rất to và dài. Mỗi bông gồm 8-10 cánh hoa nhỏ xếp thành 2 tầng sát nhau và cụp xuống cuống chung bao bọc lấy 6 nhị ở giữa. Từ đỉnh các nhị lại nở ra bầu có 3 cánh nhỏ li ti màu vàng. Hoa Tuyết Dụ có nhiều màu khác nhau như tím nhạt, trắng hồng, trắng… Quả Huyết Dụ hình cầu nhìn rất mọng và có màu đỏ. Quả mọc thành chùm dài trĩu xuống. Cây ra hoa vào mùa đông và ra quả vào mùa xuân.
Close

Cây lá vối

  • Tên thường gọi: Cây lá vối
  • Tên khoa học: Cleistocalyx operculatus
Cây lá vối là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có nhiều công dụng trong đời sống thực tế, thông thường được sử dụng để nấu lấy nước uống rất tốt cho cơ thể, thanh lọc những tạp chất và có hương thơm từ quả vối dễ chịu. Cây lá vối trong điều kiện tự nhiên có thể cao đến 5 mét, đường kính lên đến 20-30cm. Lá vối dài khoảng 10-15cm, có hình thuôn dài và là bộ phận được sử dụng nhiều nhất hiện nay, mặt lá vối có các đường gân lá hiện lên khá rõ ràng, cánh lá dày. Bộ rễ cây lá vối thuộc dòng rễ cọc và ăn sâu vào lòng đất. Quả cây lá vối có hình trứng, có màu tím sậm khi chín và màu xanh khi còn non, có hương thơm thoảng nhẹ nhàng.
Close

Cây phát tài núi

  • Tên thường gọi: cây phát tài núi, Cây đại lộc, cây huyết rồng, cây phất dụ rồng.
  • Tên khoa học: Dracaena draco L
Nguồn gốc cây Phát Tài Núi là từ những vùng núi cao, và đây cũng chính là nguyên nhân cho cái tên của cây. Cây phát tài núi thuộc loại cây thân gỗ với nhiều phân cành và thân cây mọc ra nhiều rễ phụ. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 1 – 1,7m nhưng chúng sẽ bị hạn chế hơn ở mức dưới 1,5m khi được trồng trong chậu cảnh. Lá cây giống hình giáo uốn cong dạng thuôn, phiến lá khá bóng và có màu xanh lục đậm. Lá Phát Tài Núi tập trung chủ yếu ở ngọn cây, và phía gốc có bẹ ôm thân. Kích thước lá khá lớn với chiều dài khoảng 15 – 20cm và chiều rộng từ 5- 8cm. Dáng cụm lá không rậm rạp giúp cây có dáng vẻ uốn lượn tự nhiên, thân cây uyển chuyển. Vốn có dáng đẹp nên khi cây Phát Tài Núi nở hoa sẽ còn đẹp hơn rất nhiều. Hoa phát tài màu vàng nhẹ và mọc thành từng cụm nhỏ nối tiếp nhau thành từng chùm hoa. Cây Phát Tài Núi có quả màu đỏ cam và có dạng hình cầu nhỏ.
Close

Cây sứ đại

  • Tên thường gọi: Cây sứ đại, cây sứ cùi, cây sứ lá tù, cây sứ Ấn Độ.
  • Tên khoa học: Plumeria obtusa
Cây hoa sứ có chiều cao trung bình, thân hình mập, thân khẳng khiu. Phần cành nhành cây thường dài và cong từ thân gốc, nhìn rậm rạp. Vỏ cây xù xì màu trắng xám thay vì là màu nâu đặc trưng của các loài cây thân gỗ khác. Lá sứ có màu xanh bóng mượt, nhẵn, thuôn dài, lá có hình dạng lớn, rộng ở giữa và hẹp dần về phần cuốn. Phần đầu lá hơi tù, lá thường xếp hình tròn vòng quanh ngọn cành. Khi lá rụng sẽ để lại vết sẹo lớn. Hoa của sứ to, cánh dày bà có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng và nở chủ yếu vào mùa hè và mùa thu. Người ta thường dựa vào màu sắc của hoa mà phân ra thành nhiều loại khác nhau: Hoa màu hồng, gốc màu hồng vàng: Plumeria rubra f.rubra Hoa màu vàng đôi khi lẫn với màu hồng: Plumeria rubra f.lutea (R. et.P) Woods Hoa màu trắng, gốc họng màu vàng, có đôi khi lẫn với màu hồng: Plumeria rubra f.acutifolia (Ait.)Woods. Hoa màu trắng, viền mép cánh màu hồng, gốc họng màu vàng: Plumeria rubra f.tricolor (R. et P.) Woods.
Close

Cây trúc bách hợp

  • Tên thường gọi: Cây trúc bách hợp, cây phất dụ trúc
  • Tên khoa học: Dracaena reflexa
Cây trúc bách hợp là một loại cây cảnh có nhiều ý nghĩa và công dụng tốt. Cây là biểu tượng của sự thanh cao, thoát tục, trường thọ. Cây có thể giúp thanh lọc không khí, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và chữa bệnh. Cây trúc bách hợp là một loại cây cảnh rất đáng được trồng trong nhà. Cây trúc bách hợp là một loại cây cảnh được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây có thân thẳng, cao từ 2-3m, lá màu xanh lục, mọc thành từng chùm ở đầu cành. Cây trúc bách hợp có hoa màu trắng, mọc thành từng chùm ở nách lá. Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh khiết. Cây trúc bách hợp có ý nghĩa phong thủy rất tốt, tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, trường thọ. Cây trúc bách hợp có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời. Cây được trồng phổ biến ở các vùng miền của Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc. Cây trúc bách hợp có thể trồng trong chậu hoặc trồng trong đất. Cây có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Cây trúc bách hợp có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, ít sâu bệnh nên rất dễ trồng và chăm sóc.