Hiển thị 13–24 của 37 kết quả

Show sidebar
Close

Cây hoa hải đường

  • Tên thường gọi: cây hoa hải đường
  • Tên khoa học: Camellia ampliciilis
Cây hoa hải đường là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích và lựa chọn để trang trí không gian văn phòng, nhà cửa. Ngoài ra, cây còn là món quà ý nghĩa để tặng vào những dịp khai trương, tân gia… với mong muốn mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc.
  • Thân cây: Cây hoa hải đường có thân gỗ, màu nâu sẫm, phân nhiều cành nhánh.
  • Lá cây: Lá cây hoa hải đường hình bầu dục thuôn dài, màu xanh đậm, lá dày và bản to từ 7-10cm.
  • Hoa cây: Hoa hải đường có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ, hồng, trắng, vàng... Hoa hải đường mọc đơn hoặc mọc thành chùm với số lượng chùm thì ít khoảng 3-5 hoa trên một chùm hoa, hoa mọc ở đầu ngọn lá.
Close

Cây hoa hồng cổ Huế – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng cổ Huế

  • Tên thường gọi: Hoa hồng cổ Huế
  • Tên khoa học: Rosaceae
Cây hoa hồng cổ Huế thuộc dòng thân bụi, cây phát triển nhanh, thân cây khá đặc biệt khi gần như là không có gai nhọn (đây cũng là điểm đặc biệt của hoa hồng cổ Huế so với phần lớn các loại hoa hồng ngày nay). Lá cây hoa hồng cổ Huế ít có viền răng cưa, màu xanh hơi nhạt, lá non thì hơi có màu đỏ tía. Hoa của hoa hồng cổ Huế rất đẹp, mọc xếp lớp khoảng 20-25 cánh hoa trên 1 bông hoa. Hoa có màu đỏ, hồng nhạt, mỗi lần ra hoa rất sai hoa, vài chục hoa trên 1 cây hoa hồng cổ Huế là rất bình thường, đặc biệt hơn nữa là hoa nở quanh năm và ra liên tục. Hoa của cây hoa hồng cổ Huế có hương thơm dịu nhẹ, khoảng 5-6 ngày thì tàn.
Close

Cây hoa hồng siêu nụ

Cây hoa hồng siêu nụ Huế Cây hoa hồng siêu nụ là một loại hoa kiểng với nhiều hoa đẹp
Close

Cây hoa hồng siêu nụ – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng siêu nụ

  • Tên thường gọi: Hoa hồng siêu nụ
  • Tên khoa học: Rosaceae
Cây hoa hồng siêu nụ là một loại hoa kiểng với nhiều hoa đẹp mắt, bên cạnh đó, hoa hồng còn là biểu tượng của tình yêu bất diệt, phù hợp với nhu cầu trồng trang trí sân vườn, tặng quà nhân những ngày lễ, khai trương, sinh nhật hay những cặp lứa đôi yêu nhau. Thân cây hoa hồng siêu nụ có nhiều gai nhọn, chiều cao khoảng 30cm-45cm, cây có xu hướng mọc nhiều nhánh, lan tỏa xung quanh. Lá cây hoa hồng siêu nụ có nhiều ria quanh mép lá, lá hơi nhọn phía cuối, kích thước lá nhỏ khoảng 3cm-4cm. Hoa của cây hoa hồng siêu nụ cực kỳ nhiều, ngoài ra còn rất đa dạng về màu sắc như đỏ, vàng, hồng….
Close

Cây hoa lan vũ nữ – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa lan vũ nữ

  • Tên thường gọi: Hoa lan vũ nữ
  • Tên khoa học: Oncidium harryanum
Lan vũ nữ có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ, sau đó đã được đưa vào khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Loài hoa này bao gồm khoảng 600 loại và có khả năng trồng thành công ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên toàn cầu. Lan vũ nữ là loài hoa đẹp được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp của những bông hoa mà còn bởi độ bền của loài hoa này mỗi khi ra hoa. Loài hoa này lại sở hữu những đặc điểm vô cùng đơn giản và khá dễ nhận biết, cụ thể như sau:
  • Thân cây: Cây hoa lan vũ nữ có thân thấp, một thân và đẻ thân từ gốc. Thân cây có thể dài từ 10-30 cm, đường kính khoảng 1-2 cm.
  • Lá cây: Lá cây dài khoảng 15-25 cm với phiến lá mảnh màu xanh óng ả. Lá cây có thể mọc hướng lên hoặc hướng xuống.
  • Cành hoa: Cành hoa vươn cao từ 40-60 cm, mỗi cành đều mang hàng chục đến hàng trăm bông hoa nhỏ. Cành hoa thường mọc từ nách lá.
  • Bông hoa: Hoa lan vũ nữ có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2-3 cm. Hoa có màu sắc đa dạng, bao gồm trắng, vàng, cam, đỏ, tím,... Hoa có môi lá to tròn với 3 lá thuôn dài ở đỉnh.
  • Củ bẹ: Cây lan có củ bẹ to hoặc nhỏ, thường có 1-2 lá mọc dài từ củ. Các lá có thể dày và cứng như tai lừa hoặc dài và mềm.
Close

Cây hoa mào gà – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa mào gà

  • Tên thường gọi: Hoa mào gà
  • Tên khoa học: Celosia cristata L
Hoa mào gà là một loại cây thân thảo, mọc thẳng, cao trung bình từ 50-100cm. Thân cây nhẵn, lá hình mũi mác, dài 15-20cm. Hoa mào gà có nhiều màu sắc, phổ biến nhất là đỏ, vàng và trắng. Hoa mọc thành cụm ở đỉnh cây, giống như chiếc mào của gà trống. Hoa mào gà được phân thành hai loại chính là hoa mào gà đỏ và hoa mào gà trắng.
Close

Cây hoa mắt nai

  • Tên thường gọi: Hoa mắt nai, cây tô liên
  • Tên khoa học: Torenia Fournierii Lindt
Cây hoa mắt nai hay còn gọi là cây hoa tô liên là dòng cây thân thỏ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 40cm-50cm, cây có nhiều hoa và nhiều màu sắc nên rất được yêu chuộng tại Huế để trồng làm cây cảnh chậu treo, trồng bồn hoa, trồng viền hiện nay. Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ ăn lan rộng theo chiều ngang và nổi gần trên lớp đất mặt. Khi vun gốc cây Tô liên sẽ ra các rễ phụ ở đốt thân, rễ phụ cùng với rễ chính tạo thành bộ rễ khỏe mạnh để giữ cây và hút thức ăn nuôi cây. Lá mọc đối, hình giáo rộng, gốc hình tim, đầu thuôn dài, mép có răng cưa nhỏ và có cuống dài. Lá ít lông tơ, phiến lá dày trung bình, màu xanh bóng. Hoa mắt nai mọc rất sai, mọc ở nách lá hay ở đỉnh ngọn, hoa nở dần từng bông, cánh tràng rộng hợp thành ống hẹp, trên loe rộng chia thành 4 thùy, phần trên tròn tù có màu lam tím ở mép cánh, phần dưới thường gọi là gốc họng có màu trắng. Quả và hạt: Thuộc dạng quả nang, có đài trong chứa nhiều hạt, hạt rất nhỏ, có hình tròn, màu vàng sáng.
Close

Cây hoa ngọc thảo

  • Tên thường gọi: Hoa ngọc thảo, hoa mai địa thảo, hoa chân nến
  • Tên khoa học: Impatiens walleriana
Hoa ngọc thảo là một loài hoa đẹp, có nguồn gốc từ Đông Phi. Hoa ngọc thảo có chiều cao trung bình từ 16-65 cm, thân thảo, mọng nước, màu xám xanh, nhánh xum xuê đâm ra nhiều hướng. Rễ dạng chùm, lá có kích thước to rộng 4cm, dài 13cm, màu xanh đậm và có răng cưa. Lá có dạng hình mũi mác đầu nhọn, gân màu xanh nhạt tựa lông chim. Hoa ngọc thảo có nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, tím, vàng, trắng, hồng,... Hoa thường có 5 cánh, xếp đan xen, hoa ngọc thảo có dạng hình nửa cầu kết hợp hình tròn, dễ tách vỏ quả. Hoa ngọc thảo sẽ ra hoa khi trồng được 60-65 ngày. Hoa ngọc thảo không sống trong nắng nóng được, nhiệt độ phù hợp trồng hoa ngọc thảo là khoảng 25-31 độ C, nên đảm bảo đủ ẩm khi trồng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn. Hoa ngọc thảo có thể chia làm 3 loại: Hoa đơn, hoa kép, hoa bán kép. Hoa đơn có từ 4-6 cánh hoa xếp trên mặt phẳng với rìa cánh dập dờn lượn sóng. Hoa kép hình dáng cực duyên trông giống bông hoa hồng nhỏ xinh cuộn xoáy tuyệt đẹp. Những cánh hoa mềm mại, bóng mượt, xếp khéo léo tạo vẻ e ấp như cô gái tuổi trăng tròn. Hoa bán kép là sự kết hợp của hoa đơn và hoa kép, có từ 6-8 cánh hoa xếp đan xen.
Close

Cây hoa sứ – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ

  • Tên thường gọi: Hoa sứ
  • Tên khoa học: Adenium Obesum Balt
Cây hoa sứ là loại cây thân gỗ dạng bụi, có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 3 m. Thân cây ngắn, mập mạp, to bằng bắp tay người lớn, mọng nước, bên trong chứa nhựa trắng đục. Lớp vỏ bên ngoài của thân cây có màu xám mốc, còn ở thân cây tơ hay đoạn đầu cành thì có màu xanh lợt. Trên thân cây hoa sứ có nhiều cành, mỗi cành thường phân nhánh ra hai hoặc ba chi nhỏ nữa. Cành cây hoa sứ thường suôn đuột, trơ trụi, vì khi lá già rụng đi chỉ để lại trơ cành. Chỉ có đầu cành là lá mọc dày đặc, nếu không được cắt tỉa thì cành hoa sứ mọc dài ra, trông yếu ớt. Thân cây hoa sứ có những đặc điểm sau: Thân cây có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 3 m, thân ngắn, mập mạp, to bằng bắp tay người lớn. Thân cây mọng nước, bên trong chứa nhựa trắng đục. Lớp vỏ bên ngoài của thân cây có màu xám mốc, còn ở thân cây tơ hay đoạn đầu cành thì có màu xanh lợt. Cành cây hoa sứ thường suôn đuột, trơ trụi, chỉ có đầu cành là lá mọc dày đặc. Rễ cây hoa sứ Rễ cây hoa sứ có hai loại là rễ chính và rễ phụ. Rễ chính mọc thẳng xuống đất, nhưng không sâu như nhiều cây khác. Thay vào đó, rễ chính bò ngoằn ngoèo ở tầng đất mặt. Khi trồng trong chậu, rễ chính lâu ngày phình to ra, do tác động của ngoại cảnh nên biến dạng tạo nên những hình thù kỳ dị, đôi khi ngộ nghĩnh. Củ cây hoa sứ là phần phình to ra ở đoạn cổ rễ, nằm giữa thân và rễ chính. Củ chỉ có ở cây hoa sứ được trồng từ hạt, còn cây trồng bằng cành thì không có. Củ cây hoa sứ thường rất to, có thể chiếm hết hai phần ba diện tích mặt chậu. Bên trong củ chứa nhiều mô giữ nước và nhựa đục. Nhờ vậy, cây hoa sứ có thể sống sót trong điều kiện thiếu nước. Lá cây hoa sứ Cây hoa sứ có lá mọc tập trung ở đầu cành. Lá cây hoa sứ mọng nước, dày và cứng cáp. Lá có hình thuôn dài, phiến lá tương đối rộng, giữa có bộ gân lá hình lông chim. Màu sắc của hai mặt lá hơi khác nhau, mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh lợt. Tùy theo loài mà lá cây hoa sứ có thể có màu sắc khác nhau, như màu trắng, màu xanh, màu đỏ, màu tím... Đọt non cây hoa sứ Đầu cành của cây hoa sứ là đọt non. Lá ở đọt non có màu sắc khác nhau, tùy theo loài. Có cây ra đọt màu trắng sáng, có cây ra đọt màu xanh, hay màu đỏ, màu tím.
Close

Cây hoa súng

  • Tên thường gọi: Cây hoa súng
  • Tên khoa học: Nymphae lotus Linn
Cây hoa súng Huế là dòng cây cảnh thủy sinh, dễ sống, ưa ánh nắng và ra hoa rực rỡ, phù hợp sử dụng trồng làm tiểu cảnh, décor cực kỳ đẹp mắt. Cây hoa súng thuộc dòng thân thảo, lá to, điểm phân biệt dễ dàng nhất với hoa sen là lá hoa súng nổi trên mặt nước, còn lá hoa sen vươn lên khỏi mặt nước. Hoa súng có nhiều màu: Trắng, đỏ, vàng, xanh coban, tím, hồng… Hoa súng hiện nay có nhiều loại, trong đó có thể kể đến một số loại nổi bật, phổ biến nhất như: Hoa súng mỹ, hoa súng ta, hoa súng thái, hoa súng wansiva. Hiện nay hoa súng thái là dòng hoa súng phổ biến nhất nhờ những ưu thế như dễ trồng và chăm sóc, cho ra hoa quanh năm.
Close

Cây hoa thu hải đường – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc hoa thu hải đường

  • Tên thường gọi: Hoa thu hải đường, hoa phú quý mãn đường
  • Tên khoa học: Begonia

Đặc điểm hình thái

  • Thân cây: Cây thu hải đường có thân thảo nhỏ, cao từ 20-50cm. Thân cây có màu đỏ tía, mọng nước.
  • Lá cây: Lá cây thu hải đường có màu sắc khá độc đáo. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới có màu huyết dụ. Hình dáng lá gần giống với hình tim, nhọn về phía đỉnh và có răng cưa màu sáng chạy quanh mép lá.
  • Hoa cây: Cây thu hải đường có hoa dạng cánh đơn hoặc cánh kép, mang nhiều màu rực rỡ nhưng chủ yếu là gam màu như màu đỏ tươi, màu hồng, vàng hoặc màu trắng. Cánh hoa thu hải đường mỏng manh nhưng rất mềm mại, mịn màng đem đến vẻ đẹp vừa rực rỡ lại vừa tinh khiết, dịu dàng.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây thu hải đường có thể nở hoa quanh năm nhưng mùa xuân, cụ thể là dịp Tết mới cho hoa nhiều nhất, lâu nhất. Cây thu hải đường là loài cây ưa sáng, nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Cây cần được tưới nước thường xuyên, nhưng không nên tưới quá nhiều sẽ khiến cây bị úng rễ. Cây thu hải đường có thể trồng được trong đất thịt, đất phù sa, đất cát pha.

Một số loại cây thu hải đường phổ biến

  • Thu hải đường cánh đơn: Hoa thu hải đường cánh đơn có cánh hoa đơn giản, không có nhiều lớp cánh.
  • Thu hải đường cánh kép: Hoa thu hải đường cánh kép có cánh hoa xếp chồng lên nhau, tạo thành nhiều lớp cánh.
  • Thu hải đường cánh sen: Hoa thu hải đường cánh sen có cánh hoa giống như cánh sen, xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp cánh.
  • Thu hải đường cánh quạt: Hoa thu hải đường cánh quạt có cánh hoa giống như cánh quạt, xếp chồng lên nhau tạo thành hình quạt.
  • Thu hải đường cánh loa: Hoa thu hải đường cánh loa có cánh hoa giống như cánh loa, xếp chồng lên nhau tạo thành hình loa.
Close

Cây hoa thược dược lùn – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc hoa thược dược lùn

  • Tên thường gọi: Hoa thược dược lùn
  • Tên khoa học: Dahlia pinnata
Thược dược lùn có tên khoa học là Dahlia pinnata, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tên gọi thược dược lùn được bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, có nghĩa là “hoa cỏ dại”. Theo ghi chép lịch sử, thược dược được lùn phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Sau đó, loài hoa này được du nhập sang châu Âu và được nhân giống rộng rãi. Đặc điểm Thược dược lùn là loại hoa thân thảo, sống lâu năm. Chiều cao của cây có thể dao động từ 20cm – 40cm, tùy thuộc vào giống cây. Thân cây thẳng đứng, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối xứng nhau, có phiến lá hình trứng, màu xanh lục. Hoa thược dược lùn có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu tím, đỏ, trắng, vàng, cam. Các cánh hoa xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp, có hai dạng là hoa đơn và hoa kép.