Hiển thị tất cả 5 kết quả

Show sidebar
Close

Cây cúc tần ấn độ

  • Tên thường gọi: Cúc tân ấn độ, dây leo cúc tần ấn độ, cây mành trúc, cây bạc đầu, dây gọi tên
  • Tên khoa học: Vernonia Elliptica
Cây cúc tần ấn độ là dòng cây cảnh thân rũ, thường được sử dụng trang trí ban công, khu vực trên cao, khi cúc tần ấn độ rũ sẽ tạo thành một màn rèm tự nhiên đẹp mắt, vừa có khả năng che bóng mát, vừa làm đẹp không gian xanh, tạo cảm giác mát mẻ và thư thái cho chúng ta khi chiêm ngưỡng loài cây xinh đẹp này. Cây cúc tần Ấn Độ có thân dạng bụi, dễ uốn cong và có xu hướng mọc rũ. Thân cây có màu xanh lục, có nhiều lông tơ nhỏ. Lá cây cúc tần Ấn Độ mọc đối xứng nhau trên thân, có hình bầu dục hoặc hình trứng, dài khoảng 5-10 cm, rộng khoảng 3-5 cm. Lá cây có màu xanh lục đậm, có lông tơ nhỏ ở mặt dưới. Cây cúc tần ấn độ rất sai hoa, hoa dài khoảng 5cm-10cm, mọc thành chùm, hoa có màu hồng nhạt.
Close

Cây hoa giấy

  • Tên thường gọi: Cây hoa giấy
  • Tên khoa học: Bougainvillea glabra
Cây hoa giấy Huế là dòng cây cảnh thân gỗ, sống lâu năm, cây ưa ánh nắng toàn phần và là một trong những loại cây cảnh được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam nói chung và tại Huế nói riêng. Chiều cao cây hoa giấy có thể lên đến 15 mét trong điều kiện trồng trực tiếp xuống đất. Cây hoa giấy có 2 dòng cơ bản: Hoa giấy thường và hoa giấy Thái Lan(còn gọi là hoa giấy ngũ sắc). Hoa giấy thường thì chỉ có 1 màu, hoa giấy Thái thì có nhiều màu sắc được ghép vào trên cùng một thân cây. Ngoài ra, đối với những dòng hoa giấy Thái gốc thì cho hoa quanh năm và mật độ hoa nhiều hơn so với hoa giấy thường. Các màu sắc của hoa giấy phổ biến nhất hiện nay: hồng, trắng, đỏ, vàng, cam, trong đó hoa giấy màu hồng là loại phổ biến nhất. Thân cây hoa giấy có khá nhiều gai nhọn và khá cứng. Lá hoa giấy dạng bầu, chiều dài khoảng 5-7cm. Hoa giấy có cánh hoa mỏng manh có thể nhìn xuyên qua phía bên kia của mặt lá hoa. Cái tên hoa giấy cũng xuất phát từ vẻ ngoài mỏng manh này.
Close

Cây lan hoàng dương

  • Tên thường gọi: cây lan hoàng dương
  • Tên khoa học: Petraeovitex bambusetorum
Cây lan hoàng dương là dòng cây cảnh thân leo, có thể trồng trong chậu, cây có hoa vàng, mọc thành chùm tạo nên vẻ đẹp cực kỳ cuốn hút. Thân cây lan hoàng dương thuộc loại thân leo, chúng ta thường cho cây leo trên dàn trước cổng nhà, trước cửa nhà, tạo nên một màn rèm bao phủ cực kỳ đẹp mắt. Lá lan hoàng dương dài, to, có hình dạng hơi bầu, màu xanh lá đậm khi trưởng thành. Cây lan hoàng dương sống lâu năm, ưa ánh nắng toàn phần và dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn khi loại cây này ra hoa.
Close

Cây thường xuân

  • Tên thường gọi: cây thường xuân, dây leo thường xuân
  • Tên khoa học: Hedera Helix
Cây thường xuân là loại cây dây leo thân mềm, có thể leo cao đến 20-30m. Thân cây thường xuân có nhiều đốt, mỗi đốt có thể mọc ra rễ phụ và lá mới. Lá cây thường xuân có hình tim, có màu xanh lục hoặc xanh vàng, trắng xen kẽ xanh, có nhiều thùy. Lá cây thường xuân thường mọc đối xứng nhau trên thân cây.
Close

Cây trầu bà – Đặc điểm, giá bán, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà

  • Tên thường gọi: cây trầu bà treo, cây vạn niên thanh, cây hoàng tâm diệp
  • Tên khoa học: Epipremnum aureum
Trầu bà treo: loài cây dây leo dễ trồng và có nhiều công dụng Trầu bà treo, hay còn gọi là vạn niên thanh leo, hoàng kim, thạch cam tử, hoàng tam điệp, là một loài cây dây leo thân thảo thuộc họ Ráy. Cây có nguồn gốc từ Indonesia, hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây trầu bà treo có thân tròn to, nhiều rễ, mọc thành giàn leo lên cao hoặc buông thõng từ trên chậu treo xuống. Lá trầu bà gần giống hình trái tim, thon dài ở phần đuôi, dài khoảng 10-20 cm, rộng khoảng 5-10 cm. Lá đơn, màu xanh bóng, có các vạch màu trắng hoặc màu vàng. Rễ cây là rễ sinh khí, rễ cây bò dài hoặc buông thõng trên các chậu treo. Đặc điểm sinh trưởng Cây trầu bà treo có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu bóng bán phần. Muốn loại cây này phát triển tốt, bạn cần phải cung cấp đủ nước cho cây. Trầu bà treo có thể trồng trong nước, làm cây thủy sinh.