Hiển thị 1–12 của 15 kết quả

Show sidebar
Close

Cây cá vàng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cá vàng

  • Tên thường gọi: Cá vàng, cây vàng chậu treo, cây may mắn
  • Tên khoa học: Nematanthus wettsteinii
Cây cá vàng là một loài cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây có thân mọc thành bụi nhỏ, cao khoảng 20cm đến 30cm, phù hợp sống dưới điều kiện ánh sáng trung bình, bóng râm mát. Lá cây cá vàng có màu xanh đậm và bóng nhẵn, hai đầu có hình elip. Lá mọc đối xứng từng đôi với nhau, tạo thành một tổng thể hài hòa, cân đối. Hoa cây cá vàng có màu vàng cam đỏ, cam tươi, có hình dạng giống những chú cá vàng đang bơi lội. Hoa mọc ở nách lá, có cuống dài, thường nở vào mùa hè. Cây cá vàng là loài cây dễ trồng và chăm sóc. Cây có thể được trồng bằng hạt hoặc giâm cành.
Close

Cây cẩm nhung – Đặc điểm, giá bán, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung

  • Tên thường gọi: Cẩm nhung
  • Tên khoa học: Fittonia
Cây cẩm nhung (Fittonia) là loài cây cảnh có nguồn gốc từ khu rừng đầm lầy ẩm ướt Nam Mỹ. Cây thuộc họ Acanthaceae, thích hợp với môi trường ẩm ướt và mát mẻ. Cẩm nhung là loài cây thân thảo, có rễ chùm. Thân cây có màu xanh hoặc đỏ tùy thuộc vào màu sắc của lá cây. Lá cẩm nhung mỏng, khi hấp thụ đủ nước sẽ cứng, mặt sau của lá có một lớp lông mỏng, viền lá có màu xanh đậm với đường kính từ 0,5 – 1,5cm tùy theo độ tuổi của cây. Cẩm nhung có nhiều màu sắc khác nhau như xanh đậm, xanh bạc hà, đỏ, hồng, tím..., mang vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng. Cây thường được trồng trong chậu nhỏ, đặt trên bàn làm việc, bàn học, kệ sách,... để trang trí.
Close

Cây cau tiểu trâm để bàn – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm

Cây cau tiểu trâm để bàn Huế Cây cau tiểu trâm để bàn là một loại cây cảnh cỡ nhỏ,
Close

Cây cọ nhật

  • Tên thường gọi: Cọ nhật, cây kè nhật
  • Tên khoa học: Licuala grandis
Cây cọ nhật hay còn gọi cây kè nhật là loại cây cảnh trang trí nội thất, làm đẹp văn phòng, nhà cửa rất phổ biến tại Huế hiện nay. Với điểm nổi bật là những chiếc lá cọ nhật xòe rộng, xếp từng ngăn đều nhau tạo nên điểm nhấn tuyệt vời cho loại cây cảnh này. Cây cọ Nhật có thân cột, cao khoảng 1,6m, màu xám, có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá cây cọ Nhật có hình quạt, màu xanh đậm, mọc tập trung ở đỉnh cây, có cuống dài, mép lá có răng cưa, xòe rộng nhìn tựa như một chiếc quạt lớn, lá cọ nhật trong điều kiện tốt có thể dài đến 1 mét. Hoa cây cọ Nhật nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả cây cọ Nhật có hình cầu, màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, có vị ngọt.
Close

Cây kim ngân để bàn – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân để bàn

  • Tên thường gọi: Kim ngân để bàn
  • Tên khoa học: Parachi Aquatica
Cây kim ngân để bàn là loại cây cảnh thân gỗ cỡ nhỏ, được ép trồng trong chậu nhỏ nên rất xinh xắn. Với vẻ đẹp nổi bật là những chiếc lá dài và cọng lá dài tạo nên điểm riêng biệt của loài cây này. Cây Kim Ngân để bàn là loài cây bóng râm, ưa ánh sáng yếu, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Cây có thể sống được trong điều kiện thiếu sáng, vì vậy rất thích hợp để trồng trong nhà.
Close

Cây kim tiền – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây kim tiền

  • Tên thường gọi: Kim tiền, cây kim phát tài
  • Tên khoa học: Zamioculcas zamiifolia
Cây kim tiền có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia, thuộc họ Ráy. Đây là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây kim tiền có thân rễ mập, màu trắng ngà, phình to ở phía dưới gốc. Lá cây mọc thành bụi, mọc đối xứng, phiến lá màu xanh bóng, dày, lâu tàn. Lá kép như lông chim, lá chét dạng thuôn bầu dục, nhọn hai đầu. Thân cây mọc vươn thẳng và xòe sang hai bên, mọng nước, phình to ở phía dưới gốc cây. Cây có hoa, hoa mọc thành cụm dạng mo, mọc từ gốc, ngắn. Mo màu xanh, hoa đực và cái trên cùng cụm hình trụ. Cây kim tiền là loại cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình. Cây có thể nhân giống bằng tách bụi hoặc giâm lá, mọc khỏe, ưa khí hậu mát ẩm.
Close

Cây phong lá đỏ

  • Tên thường gọi: Cây phong lá đỏ, cây phong nước.
  • Tên khoa học: Acer Rubrum
Phong lá đỏ là loài thực vật thuộc chi Phong và họ Bồ hòn. Cây lá phong là một trong những cây rụng lá phổ biến ở miền đông Bắc Mỹ và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, sau này đã phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, ở Việt Nam, đây là loại cây ngoại nhập và nhanh chóng trở thành loại cây cảnh trang trí, cây công trình được yêu thích và trồng rất nhiều. Cây phong lá đỏ là một loài cây thân gỗ, thân cây khi non và già có sự khác biệt nhau. Kích thước trung bình của một cây trưởng thành có thể cao tới 15m. Vỏ cây khi còn non khá mịn và có màu xám trắng; những cây được trồng càng lâu năm thì vỏ cây trở nên xù xì và sẫm màu hơn, thậm chí xuất hiện vảy ở bề mặt vỏ. Cành cây lá phong đỏ khá to chứ không hề nhỏ bé, mảnh mai và có màu đỏ tươi hoặc màu tối. Lá phong đỏ có 3 thùy tạo những răng cưa nhỏ, nhìn lá giống như hình tim. Khoảng thời gian lá mới ra sẽ có màu đỏ, đến khi lá già sẽ có màu xanh sẫm và dần héo lại. Vào mùa đông, rừng phong lá đỏ sẽ chuyển thành màu cam hoặc màu đỏ và đây cũng chính là thời điểm cây rụng lá. Quả phong lá đỏ thường được mọc trong các cụm trên thân cây. Vào khoảng cuối hè tức tức cuối hoặc đầu tháng 6, quả sẽ chín. Với những cây lâu năm khoảng 4 năm tuổi, những hạt phong có màu đỏ sẽ được sử dụng làm giống. Cây phong Nhật Bản nay du nhập thành cây phong lá đỏ ở Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng. Khoảnh khắc thay lá giao mùa ở phong lá đỏ sẽ tạo nên một không gian lãng mạn, quyến rũ.
Close

Cây trầu bà đế vương – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương

  • Tên thường gọi: Trầu bà đế vương
  • Tên khoa học: Philodendron Imperial
Cây trầu bà đế vương là một loại hoa kiểng với nhiều hoa đẹp mắt, bên cạnh đó, hoa hồng còn là biểu tượng của tình yêu bất diệt, phù hợp với nhu cầu trồng trang trí sân vườn, tặng quà nhân những ngày lễ, khai trương, sinh nhật hay những cặp lứa đôi yêu nhau. Cây trầu bà đế vương mọc theo bụi và sống lâu năm.
Close

Cây trầu bà hồng hạc chân cam – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà hồng hạc chân cam

  • Tên thường gọi: cây trầu bà hồng hạc chân cam
  • Tên khoa học: Philodendron Bilietea
Trầu bà hồng hạc chân cam Huế được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp độc đáo và khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của giống cây này:
  • Lá:
    • Hình dáng: Lá thường thuôn dài, có hình trái tim ở phần gốc, mép lá hơi gợn sóng.
    • Màu sắc: Mặt trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn. Điểm đặc trưng là gân lá và cuống lá có màu cam tươi sáng, tạo nên sự tương phản bắt mắt.
    • Kích thước: Lá có kích thước trung bình, nhỏ hơn so với một số giống trầu bà khác.
  • Thân:
    • Thân cây mảnh mai, có màu xanh nhạt.
    • Thân cây thường bò hoặc leo, có rễ khí giúp cây bám vào các vật thể xung quanh.
  • Hoa:
    • Hoa trầu bà hồng hạc chân cam thường không được chú ý vì khá nhỏ và không có màu sắc sặc sỡ.
Close

Cây trầu bà leo cột – Đặc điểm, giá bán, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà leo cột

  • Tên thường gọi: Trầu bà leo cột, trầu bà leo trụ
  • Tên khoa học: Epipremnum aureum
Cây trầu bà leo cột (Epipremnum aureum) là một loại cây cảnh được ưa chuộng trong những năm gần đây. Cây có vẻ đẹp tươi mát, dễ trồng và chăm sóc, đồng thời mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Đặc điểm hình thái Cây trầu bà leo cột có thân leo, tròn mập, mang nhiều rễ khí sinh. Lá của cây mọc cách, thuôn dài ở đỉnh, bầu tròn hình tim ở cuống, màu xanh sáng và có sọc trắng vàng ở giữa. Nếu được mọc ngoài tự nhiên, cây có thể cao hàng chục mét. Nếu sống trong chậu thì chỉ cao từ 1 đến 1,6m. Đặc điểm sinh trưởng Cây trầu bà leo cột là loại cây ưa ẩm, ưa bóng mát. Cây có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau, có thể sống được trong môi trường ánh sáng yếu, độ ẩm cao và không khí ô nhiễm.
Close

Cây trầu bà monstera

  • Tên thường gọi: Trầu bà Monstera, trầu bà lá xẻ, trầu bà Nam Mỹ, trầu bà chân vịt
  • Tên khoa học: Philodendron xanadu
Lá trầu bà Monstera có kích thước lớn, có thể dài tới 60cm và rộng tới 30cm. Lá trầu bà Monstera có màu xanh đậm, có các lỗ thủng hoặc hình thù khác nhau trên lá, đây là điểm nhấn tuyệt vời tạo nên nét đẹp của cây trầu bà monstera này. Bề mặt trên của lá trầu bà monstera nhẵn, không có lông. Thân cây trầu bà monstera có hình trụ, màu xanh nhát, có thể cao tới 3-4m nếu được trồng trong đất với điều kiện tự nhiên khí hậu tốt. Tuy nhiên khi trồng trong chậu thì cây trầu bà monstera sẽ không phát triển cao đến như vậy.
Close

Cây trầu bà Nam Mỹ

  • Tên thường gọi: Cây trầu bà Nam Mỹ, cây trầu bà lá xẻ
  • Tên khoa học: Monstera deliciosa
Cây Trầu bà Nam Mỹ cũng giống như các loại Trầu bà khác, nó thuộc dạng thân thảo thường xanh, phát triển chậm và chịu bóng khá tốt, cây có thể phát triển đến chiều cao 1.5m nếu được chăm sóc tốt. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài cây này là phần lá to và xẻ thùy sâu của lá, đường kính lá trung bình tầm 20 - 40cm, hình tròn hoặc hình trái tim hơi nhọn ở phía cuối lá, trên phiến lá có nhiều đường gân chính nối dài, cuống lá dài dạng bẹ ôm sát thân. Thân cây thường chia thành nhiều đoạn, phần chia tách có rễ mọc ra hoặc sẽ bám vào vật khác, buông thõng dài xuống… Rễ cây Trầu bà Nam Mỹ phát triển rất mạnh, rễ có dạng chùm mọc dưới đất nhưng vẫn có phần trồi lên trên. Chúng ta hầu như không thấy hoặc hiếm thấy hoa của Trầu bà Nam Mỹ.