Hiển thị 13–24 của 48 kết quả

Show sidebar
Close

Cây hoa giấy

  • Tên thường gọi: Cây hoa giấy
  • Tên khoa học: Bougainvillea glabra
Cây hoa giấy Huế là dòng cây cảnh thân gỗ, sống lâu năm, cây ưa ánh nắng toàn phần và là một trong những loại cây cảnh được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam nói chung và tại Huế nói riêng. Chiều cao cây hoa giấy có thể lên đến 15 mét trong điều kiện trồng trực tiếp xuống đất. Cây hoa giấy có 2 dòng cơ bản: Hoa giấy thường và hoa giấy Thái Lan(còn gọi là hoa giấy ngũ sắc). Hoa giấy thường thì chỉ có 1 màu, hoa giấy Thái thì có nhiều màu sắc được ghép vào trên cùng một thân cây. Ngoài ra, đối với những dòng hoa giấy Thái gốc thì cho hoa quanh năm và mật độ hoa nhiều hơn so với hoa giấy thường. Các màu sắc của hoa giấy phổ biến nhất hiện nay: hồng, trắng, đỏ, vàng, cam, trong đó hoa giấy màu hồng là loại phổ biến nhất. Thân cây hoa giấy có khá nhiều gai nhọn và khá cứng. Lá hoa giấy dạng bầu, chiều dài khoảng 5-7cm. Hoa giấy có cánh hoa mỏng manh có thể nhìn xuyên qua phía bên kia của mặt lá hoa. Cái tên hoa giấy cũng xuất phát từ vẻ ngoài mỏng manh này.
Close

Cây hoa hải đường

  • Tên thường gọi: cây hoa hải đường
  • Tên khoa học: Camellia ampliciilis
Cây hoa hải đường là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích và lựa chọn để trang trí không gian văn phòng, nhà cửa. Ngoài ra, cây còn là món quà ý nghĩa để tặng vào những dịp khai trương, tân gia… với mong muốn mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc.
  • Thân cây: Cây hoa hải đường có thân gỗ, màu nâu sẫm, phân nhiều cành nhánh.
  • Lá cây: Lá cây hoa hải đường hình bầu dục thuôn dài, màu xanh đậm, lá dày và bản to từ 7-10cm.
  • Hoa cây: Hoa hải đường có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ, hồng, trắng, vàng... Hoa hải đường mọc đơn hoặc mọc thành chùm với số lượng chùm thì ít khoảng 3-5 hoa trên một chùm hoa, hoa mọc ở đầu ngọn lá.
Close

Cây hoa sứ – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ

  • Tên thường gọi: Hoa sứ
  • Tên khoa học: Adenium Obesum Balt
Cây hoa sứ là loại cây thân gỗ dạng bụi, có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 3 m. Thân cây ngắn, mập mạp, to bằng bắp tay người lớn, mọng nước, bên trong chứa nhựa trắng đục. Lớp vỏ bên ngoài của thân cây có màu xám mốc, còn ở thân cây tơ hay đoạn đầu cành thì có màu xanh lợt. Trên thân cây hoa sứ có nhiều cành, mỗi cành thường phân nhánh ra hai hoặc ba chi nhỏ nữa. Cành cây hoa sứ thường suôn đuột, trơ trụi, vì khi lá già rụng đi chỉ để lại trơ cành. Chỉ có đầu cành là lá mọc dày đặc, nếu không được cắt tỉa thì cành hoa sứ mọc dài ra, trông yếu ớt. Thân cây hoa sứ có những đặc điểm sau: Thân cây có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 3 m, thân ngắn, mập mạp, to bằng bắp tay người lớn. Thân cây mọng nước, bên trong chứa nhựa trắng đục. Lớp vỏ bên ngoài của thân cây có màu xám mốc, còn ở thân cây tơ hay đoạn đầu cành thì có màu xanh lợt. Cành cây hoa sứ thường suôn đuột, trơ trụi, chỉ có đầu cành là lá mọc dày đặc. Rễ cây hoa sứ Rễ cây hoa sứ có hai loại là rễ chính và rễ phụ. Rễ chính mọc thẳng xuống đất, nhưng không sâu như nhiều cây khác. Thay vào đó, rễ chính bò ngoằn ngoèo ở tầng đất mặt. Khi trồng trong chậu, rễ chính lâu ngày phình to ra, do tác động của ngoại cảnh nên biến dạng tạo nên những hình thù kỳ dị, đôi khi ngộ nghĩnh. Củ cây hoa sứ là phần phình to ra ở đoạn cổ rễ, nằm giữa thân và rễ chính. Củ chỉ có ở cây hoa sứ được trồng từ hạt, còn cây trồng bằng cành thì không có. Củ cây hoa sứ thường rất to, có thể chiếm hết hai phần ba diện tích mặt chậu. Bên trong củ chứa nhiều mô giữ nước và nhựa đục. Nhờ vậy, cây hoa sứ có thể sống sót trong điều kiện thiếu nước. Lá cây hoa sứ Cây hoa sứ có lá mọc tập trung ở đầu cành. Lá cây hoa sứ mọng nước, dày và cứng cáp. Lá có hình thuôn dài, phiến lá tương đối rộng, giữa có bộ gân lá hình lông chim. Màu sắc của hai mặt lá hơi khác nhau, mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh lợt. Tùy theo loài mà lá cây hoa sứ có thể có màu sắc khác nhau, như màu trắng, màu xanh, màu đỏ, màu tím... Đọt non cây hoa sứ Đầu cành của cây hoa sứ là đọt non. Lá ở đọt non có màu sắc khác nhau, tùy theo loài. Có cây ra đọt màu trắng sáng, có cây ra đọt màu xanh, hay màu đỏ, màu tím.
Close

Cây hoa thiên điểu

  • Tên thường gọi: Cây thiên điểu
  • Tên khoa học: Strelitzia reginae
Thiên điểu là loài hoa thân thảo có nguồn gốc từ Nam Phi, vì hoa có hình dạng giống loài chim thiên đường nên đã được đặt tên là hoa thiên điểu. Cây hoa thiên điểu là loài cây tạo dáng hòn non bộ, có chiều cao trung bình từ 40 – 100cm, thuộc dạng thân thảo, cây bụi, sống lâu năm. Lá cây có hình trứng hơi thuôn dài, phiến lá rộng, lá có màu xanh nhạt, dày kết thành hình quạt. Hoa thường mọc trên cuống dài, phía trên tán lá, mỗi lá sẽ cho ra một hoa. Hoa có hình dạng vô cùng đặc biệt, hoa gần như vuông góc với thân tạo nên hình cánh chim hướng về phía mặt trời. Hoa còn nổi bật với lá đài màu cam, nhụy hoa màu trắng, tràng hoa lam sẫm và 3 cánh hoa màu lam ánh tia bóng. Tất cả kết hợp hài hòa tạo nên một bông hoa tuyệt đẹp. Thiên điểu là loài cây lâu năm, chiếu sáng dài, ưa sáng. Loại cây thích hợp trồng ở nơi ẩm, thoáng gió và có nhiệt độ từ 15 – 30 độ, thiên điểu thường nở hoa vào mùa xuân.
Close

Cây hoa tường vi

  • Tên thường gọi: Hoa tường vi, dã tường vi
  • Tên khoa học: Rosa multiflora
Hoa tường vi Huế là dòng hoa cảnh thân bụi, sống lâu năm, thường được trồng trang trí sân vườn, biệt thự, café hiện nay. Cây cho hoa quanh năm và rất nhiều hoa khiến nó mang trong mình vẻ đẹp tuy mỏng manh nhưng lại đầy khát vọng sống. Cây tường vi lâu năm sẽ hóa thân gỗ cỡ nhỏ, phân cành nhiều, chiều cao lên đến 5 mét. Cây tường vi có lá hình trái xoan, màu xanh chuối. Hôa tường vi có màu hồng và trắng, những cánh hoa tường vi khá mỏng manh, cây ra hoa quanh năm và mọc thành chùm rất đẹp mắt.
Close

Cây hồng anh – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng anh

  • Tên thường gọi: cây hồng anh
  • Tên khoa học: Mandevilla sanderi
Cây hoa hồng anh có xuất xứ từ Brasil, tên khoa học là Mandevilla sanderi, thuộc họ Apocynaceae. Cây được trồng ngoài trời làm cây cảnh lá và cây cảnh hoa. Cây hồng anh có đặc điểm nổi bật là thân leo lâu năm, cành nhánh dài mềm, mọc đối nhau. Lá đơn, hình trứng, màu xanh bóng, mỏng. Hoa lớn, mọc ở nách lá, có nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, hồng đào, hồng nhạt. Hoa hồng anh thường nở vào mùa hè và thu. Quả nang có gai, ít hạt. Tốc độ sinh trưởng của cây nhanh. Cây hồng anh ưa sáng, đất dinh dưỡng, thoát nước tốt và nhu cầu nước cao.
Close

Cây hồng phát tài – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hồng phát tài

  • Tên thường gọi: Hồng phát tài, hồng vũ
  • Tên khoa học: Cordyline Australis
Cây Hồng Phát Tài có thân mảnh, màu xanh lục, đường kính khoảng 1-2cm, chiều cao từ 20-40cm. Thân cây thẳng đứng, mọc thành bụi thưa. Lá cây Hồng Phát Tài có màu tím hồng, mọc xòe ra hai bên, cành lá non thì màu càng đậm hơn. Lá cây có hình mũi mác, nhọn phần đầu, thường mọc trực tiếp từ thân. Lá cây có viền màu đỏ và bên trong lòng lá có màu xanh. Càng lên dần tới ngọn lá cây càng có màu đỏ tía nhiều hơn. Lá cây có hình lưỡi kiếm thuôn dài và mảnh và mọc vòng quanh thân. Khi lá già và rụng sẽ để lại sẹo và tạo các đốt cây rõ ràng. Rễ cây Hồng Phát Tài thuộc loại rễ chùm hút nước. Rễ cây khỏe mạnh, mọc nhiều giúp cây hấp thụ dinh dưỡng và nước tốt hơn.
Close

Cây hương thảo – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hương thảo

  • Tên thường gọi: Hương thảo
  • Tên khoa học: Rosmarinus officinalis L.
Hương thảo là cây bụi thường xanh lâu năm, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Cây cao 1 – 2 m, thân thẳng đứng, có nhiều nhánh dài, mảnh, vỏ màu tro và bong tróc. Lá hương thảo đơn, mọc đối, thường xanh, dài khoảng 5 cm, rộng khoảng 0,3 cm. Lá dày, dai cứng, mặt trên lá màu xanh đậm, bóng, tuyến tính, mặt dưới lá màu trắng, có lông tơ dày đặc. Cây bắt đầu ra hoa vào cuối mùa đông và kéo dài đến mùa xuân. Hoa thường có màu xanh dương, một số giống có thể có hoa màu hồng hoặc màu trắng. Hoa hương thảo nhỏ, mọc thành chùm ở đầu cành.
Close

Cây huyết dụ

  • Tên thường gọi: cây huyết dụ lá đỏ, cây Phất dụ, cây Thiết dụ, cây Long huyết
  • Tên khoa học: cordyline terminalis kunth
Huyết Dụ là cây thân gỗ mọc theo bụi thường xanh, dáng thân và tán lá rất đẹp thu hút người nhìn. Thân Huyết Dụ sần sùi nhiều đốt như các thân cây thuộc họ cau dừa. Chúng không phân cành và nhánh nhỏ và có chiều cao tối đa có khi chỉ tầm 3m. Lá cây mọc dải từ gốc nhưng tập trung nhiều ở phần ngọn. Lá dài từ 20-50cm. đầu lá thuôn nhọn, mép lá nguyên lượn sóng. Màu sắc của lá được pha trộn nhiều màu như màu xanh hơi tía, màu đỏ tía, hồng tím… Cuống lá dài. Khi già cuống lá rụng để lại sẹo như phân đốt trên thân cây. Đây là một trong những đặc điểm tạo nên vẻ đẹp của cây. Hoa Huyết Dụ nhỏ, mọc thành chùm với nhiều nhánh. Mỗi nhánh hoa lại có rất nhiều bông hoa nhỏ vì vây chùm hoa Huyết Dụ rất to và dài. Mỗi bông gồm 8-10 cánh hoa nhỏ xếp thành 2 tầng sát nhau và cụp xuống cuống chung bao bọc lấy 6 nhị ở giữa. Từ đỉnh các nhị lại nở ra bầu có 3 cánh nhỏ li ti màu vàng. Hoa Tuyết Dụ có nhiều màu khác nhau như tím nhạt, trắng hồng, trắng… Quả Huyết Dụ hình cầu nhìn rất mọng và có màu đỏ. Quả mọc thành chùm dài trĩu xuống. Cây ra hoa vào mùa đông và ra quả vào mùa xuân.
Close

Cây huỳnh anh – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa huỳnh anh

  • Tên thường gọi: Huỳnh anh, Huỳnh anh hay dây huỳnh, dây công chúa
  • Tên khoa học: Allamanda cathartica
Cây huỳnh anh là loại cây bụi có chiều cao trung bình khoảng 50-60cm, nếu trồng lâu năm và được chăm sóc tốt có thể cao đến 1-2m. Cây huỳnh anh có hoa giống với huỳnh anh leo, nhưng thân cây nhỏ hơn và lá cũng nhỏ hơn. Cây huỳnh anh là cây thân gỗ cỡ nhỏ, thân cây phân nhiều nhánh, màu xanh hoặc xám, rất dẻo. Lá cây huỳnh anh nhỏ, màu xanh sáng, mặt lá bóng, mọc thành chùm hoặc đối xứng nhau. Hoa huỳnh anh có màu vàng tươi, hình chuông, thường nở thành từng chùm từ 3-5 bông. Hoa huỳnh anh có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng. Hoa huỳnh anh nở quanh năm, nhưng nở rộ nhất vào mùa xuân và mùa hè. Sau khi hoa tàn, cây sẽ kết trái. Quả huỳnh anh có hình cầu, bên trong có hạt rất cứng. Đặc điểm sinh trưởng Cây huỳnh anh là cây ưa sáng, chịu nắng tốt. Cây có khả năng chịu hạn, chịu nóng, nhưng không chịu được úng. Cây huỳnh anh thích hợp trồng ở đất tơi xốp, thoát nước tốt.
Close

Cây huỳnh liên – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây huỳnh liên

  • Tên thường gọi: Huỳnh liên, Sò Đo Bông Vàng
  • Tên khoa học: Tecoma stans
Cây huỳnh liên là một loài cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2-8m, có thể cao tới 15m. Thân cây có nhiều cành nhánh, nhẵn, màu xanh lục. Lá cây là dạng lá kép lông chim, mọc đối nhau, có chiều dài từ 10-25cm. Mặt trên của lá màu xanh lục sáng, mặt dưới màu xanh lục nhạt. Hoa huỳnh liên có màu vàng, hình chuông, mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa huỳnh liên nở vào tháng 3-5, có mùi thơm nhẹ. Quả huỳnh liên là loại quả nang dẹt, dài từ 5-7cm, lúc non màu xanh, khi già chuyển sang màu nâu xám. Hạt huỳnh liên có hình bầu dục, màu đen. Cây huỳnh liên có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng, thích hợp trồng ở khí hậu nhiệt đới, đất tơi xốp, ẩm ướt, nhưng không ngập úng.
Close

Cây lá màu (Cây vàng bạc)

  • Tên thường gọi: cây lá màu, ô rô gân vàng, cây vàng bạc
  • Tên khoa học: Codiaeum Variegatum
Cây lá màu hay còn gọi là cây vàng bạc, cây ô rô gân vàng là một trong những dòng cây bụi trang trí cảnh quan phổ biến tại các đường phố, trồng viền, trang trí tại các quán café, nhà hàng hiện nay. Cây lá màu thuộc dòng thân bụi lâu năm hóa gỗ cỡ nhỏ. Thân cây nhỏ, chiều cao cây trưởng thành khoảng 1,5 mét – 2 mét, tuy nhiên với điều kiện trồng trong chậu thì cây sẽ phát triển chậm với chiều cao khiêm tốn khoảng 40cm-50cm. Lá cây lá màu là bộ phận đẹp nhất của loại cây này, cây có 2 màu lá vàng điểm xanh đan xen tạo nên vẻ đẹp bắt mắt, lá của cây lá màu dài khoảng 15cm-25cm, lá dày và hiện khá rõ các đường gân lá phía dưới của mặt lá.